VNDRY CUNG CẤP GÓI HÚT ẨM CLAY ACTIVE KHỐI LƯỢNG LỚN

Gói hút ẩm Clay Active

Gói hút ẩm chống ẩm mốc cho ngôi nhà của bạn

Việc dùng hóa chất chống ẩm có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Sử dụng hạt chống ẩm để bảo quản ngôi nhà bạn cũng như các đồ vật là giải pháp hoàn hảo.
Theo đó, đối với quần áo hãy tận dụng những ngày nắng ráo để phơi phóng ngoài trời chống nấm mốc. Còn những vật dụng khác trong nhà chống ẩm mốc bằng cách nào? Xem những mách nhỏ dưới đây nhé.

I. CHỐNG ẨM MỐC ĐỒ NỘI THẤT

1. Gối, mùng mền

Với gối: Bạn nên giặt thường xuyên vỏ gối 1 tuần/ lần và phơi ngoài trời nắng ráo để diệt sạch vi khuẩn, chống ẩm mốc nhé. Còn ruột gối do không giặt thường xuyên nên cứ sau 10 ngày bạn nên phơi chúng dưới nắng một lần. Nắng không chỉ làm cho gối thơm tho mà còn tẩy sạch vi trùng, vi khuẩn có hại.
Tương tự, với mền, drap giường bạn cũng nên giặt thường xuyên và phơi dưới trời nắng ráo. Lưu ý không nên giặt chúng khi thời tiết xấu. Đồng thời lúc này bạn cũng nên hút bụi dưới gầm giường và bật quạt để căn phòng được thông thoáng.
​Màn cửa cũng nên được hút bụi mỗi tháng và nên mở cửa để đón nắng, giúp không khí được sạch sẽ hơn.

2. Ngăn tủ quần áo

Mùi ẩm mốc dễ xuất hiện nhất trong các tủ quần áo cùng với quần áo của bạn. Do đó ngoài việc lau chùi thường xuyên hãy đặt ít bỏ cam hay vỏ bưởi khô để khử mùi hôi khó chịu này nhé.

3. Tủ, kệ, các đồ nội thất bằng gỗ

Tủ kệ hiện nay thường được làm bằng những vật liệu dễ bị ẩm mốc như ván ép hay gỗ. Nếu để lâu ngày ở nơi ẩm thấp dễ bị ẩm mốc. Để khắc phục tình trạng này bạn có thể dùng giấy nhám chùi hết lớp mốc bên ngoài, sau đó sơn lên một lớp sơn từ 2-3 lớp sơn bảo vệ trên bề mặt. Lớp sơn này sẽ có tác dụng chống nấm mốc rất hiệu quả.
Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng máy hút ẩm để làm khô đồ gỗ trong những ngày nồm, đóng kín cửa phòng, mở điều hòa trong vài giờ. Với tủ gỗ bạn nên dùng hạt chống ẩm đặt từng gói ở các tủ để hút ẩm.
Không chỉ tủ gỗ, thậm chí tủ sắt cũng dễ rỉ sét nếu đặt trong môi trường không khí không khô ráo. Vì vậy sau khi lau tủ bằng khăn ướt nên dùng khăn khô lau khô lại. Bạn cũng nên mở quạt để làm khô hơi ẩm xung quanh các đồ vật.

II. CHỐNG ẨM MỐC ĐỒ GIA DỤNG

1. Bồn rửa

Để khu vực bồn rửa không phát sinh mùi ẩm mốc bạn hãy lau chùi thường xuyên và có khăn lau để giữ chúng luôn khô ráo là được.

2. Chén bát

Để tránh mùi ẩm mốc phát sinh trong khoang chén bát, bạn nên để chén ráo nước và lau thật khô nếu cần trước khi sắp xếp chúng vào ngăn. 
Bạn cũng nên vệ sinh ngăn tủ bếp hàng tuần và nhớ là lau thật khô chúng lại mỗi khi vệ sinh xong nhé. Mở quạt để thoáng khí và làm khô các góc khuất trong bếp.

3. Các thiết bị điện

Vào những ngày trời nồm thiết bị điện tử trong nhà cũng rất dễ bị ẩm mốc. Cách tốt nhất sau khi sử dụng tivi, đầu đọc đĩa, bếp điện, ấm điện bạn nên để ở chế độ standby sẽ giúp nguồn điện trong máy liên tục hoạt động, nhờ đó sẽ làm khô thiết bị. Và nên duy trì mỗi ngày để làm khô máy.
Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế đặt các thiết bị điện tử xuống nền nhà hoặc kê sát tường. Nên đặt ở vị trí cao hơn mặt đất là 1m, cách tường từ 10-15cm.

III. CHỐNG ẨM MỐC CHO NGÔI NHÀ

1. Xử lý khi trần nhà ẩm mốc

Để chống ẩm cho trần nhà bạn có thể sử dụng các biện pháp khắc phục như thêm lớp mái che bằng tôn, dùng ngói trên trần nhà. Hoặc bạn cũng có thể trồng giàn hoa leo kết hợp phun nước lên bề mặt trần nơi tiếp xúc với ánh, để làm giảm ánh nắng chiếu trực tiếp vào tường. 
Thay mới hệ thống ống thoát nước trong nhà, đặc biệt là ống dẫn nước trực tiếp từ trần nhà, ban công trước và sau mỗi lần mưa lớn. Thường xuyên vệ sinh ống thoát nước trên trần nhà để loại bỏ rác gây tắc cống cản trở cho việc thoát nước. Nước bị ngưng tụ lâu ngày trên trần nhà cũng là một trong những nguyên nhân gây nấm mốc cho trần.

2. Chống ẩm mốc cho tường nhà

Những bức tường cũ sơn lâu ngày dễ bị nấm mốc tấn công. Để xử lý bạn có thể thực hiện theo các bước sau: 
- Cạo sạch lớp sơn bị bong bên ngoài, có thể sử dụng hóa chất tẩy rửa để diệt nấm mốc và làm sạch vùng bị thấm nước trước khi sơn lớp sơn thay thế.
- Sử dụng vữa hồ để trát lên vết nứt và lỗ hổng trên tường, để tạo bề mặt phẳng bạn có thể trét thêm một lớp bột chuyên dụng bên ngoài, để bề mặt được che phủ kín có độ dày 0,5cm. Và phải đảm bảo bề mặt sơn luôn sạch sẽ, khô thoáng, độ ẩm dưới 16%.
- Phủ bên ngoài một lớp sơn chống kiềm, chờ sơn khô, phủ thêm 1-2 lớp sơn chống thấm lên trên.

3. Cách chống ẩm cho nền nhà

Nguyên nhân gây ra tình trạng nền nhà bị ướt là do sự chênh lệch giữa nhiệt độ nền dưới và bề mặt làm cho không khí ngưng tụ lại trên bề mặt nền nhà gây ẩm ướt.
Để khắc phục tình trạng này bạn có thể đặt khoảng 10kg vôi sống đựng trong thùng gỗ hoặc thùng giấy đặt ờ góc phòng. Tuy nhiên, lưu ý thùng vôi nên được đậy kín, chỉ khi thời tiết thật sự ẩm ướt mới mở nắp thùng.
Vôi sống có tác dụng hút ẩm trong phòng, giúp nền nhà khô ráo. Ngoài ra, nếu không có vôi sống bạn cũng có thể dùng than củi phơi khô để thay thế, đặt than củi vào góc nhà khi nền nhà đổ mồ hôi hoặc ẩm ướt cũng có tác dụng làm khô ráo nền nhà. Sau khi sử dụng xong, bạn có thể phơi khô củi than để sử dụng cho những lần tiếp theo.
Ngoài ra, để phòng tránh ẩm ướt cho nền nhà trước khi thiết kế cần phải chú ý đến nguyên tắc sàn chống ngưng đọng nên chọn những vật liệu ốp lát mỏng: vật liệu cách nhiệt, gạch men sứ, gỗ, gốm bọt hoặc tấm lát bằng nhựa composit…, vật liệu phải có tính nhất quán để hạn chế đọng nước trên bề mặt sàn nhà. Bên cạnh đó, có thể kết hợp sử dụng các loại thảm như thảm cói, thảm đay hoặc thảm len để chống ẩm cho ngôi nhà. 
Bên cạnh đó, vào những ngày thời tiết nồm, ẩm ướt bạn nên thường xuyên lau nhà bằng khăn khô, đóng cửa, bịt kín các khe hở, mở điều hòa ở chế độ khô và dùng máy hút ẩm để khử mùi. 

IV. NHỮNG LƯU Ý KHÁC ĐỂ TRÁNH ẨM MỐC

Nhà cửa xuống cấp có thể khiến cho các ngóc ngách trong nhà xuất hiện ẩm mốc. Bạn nên chú ý để tu sửa, giúp cho ngôi nhà được giữ gìn tốt hơn. Những điều sau đây bạn nên kiểm tra để bảo đảm ngôi nhà của mình luôn ở trong trạng thái sạch sẽ nhất.

1. Kiểm tra hệ thống nước

Hệ thống nước bị rò rỉ thường là nguyên nhân khiến cho các vết nấm mốc xuất hiện trên tường gần các khu vực này. Do đó hãy kiểm tra thật kỹ và nếu cần thiết thì kêu thợ sửa chữa thật chắc chắn nhé.

2. Phân biệt bụi bẩn với vết mốc

Các vết mốc trông như vết bẩn và nếu không mấy để ý có thể bạn sẽ ngó lơ chúng mà không xử lý. Lúc này hãy siêng một chút để xác định chúng. Dùng một miếng tăm bông hay giẻ nhúng vào dung dịch thuốc tẩy pha loãng và lau sơ qua. Nếu vết bẩn không mất màu thì đó chính là vết mốc và bạn cần tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục.

3. Chống ẩm mốc ngay từ khi xây dựng

Tỉ lệ vôi, cát, xi măng khi xây nhà nếu không được quan tâm có thể gây ta hiện tượng ẩm mốc cho ngôi nhà của bạn.
Khi vữa xây nhà có nhiều vôi chúng thường làm cho mạch tường lâu khô và dễ dàng ngấm nước bên trong khi trời mưa gây ra ẩm mốc. Do đó khi xây dựng nên trộn cát và xi măng theo tỉ lệ 3:1 hoặc 4:1 cùng với nước vôi loãng chứ không phải vôi đặc, để giảm lượng vôi xuống, giúp cho nhà ít bị ẩm mốc hơn.

Liên hệ đặt hàng - mua bán gói chống ẩm

Địa chỉ liên hệ: Công ty TNHH VNDRY VIỆT NAM

Miền bắc:

132/68 đường Phú Diễn, HN
Sáng: 7.30am đến 11.30am.
Chiều 13.00pm đến 17.00pm.

0936 363 207(zalo)

094 788 6666

0243 833 9937

Miền nam:

71 đường 51, P. Tân Quy, Q7, HCM
Sáng: 7.30am đến 11.30am.
Chiều 13.00pm đến 17.00pm.

0913 565 965